Hỏi đáp nhanh về SEO
SEO là gì?
SEO là viết tắt của Search Engine Optimization, tối ưu kết quả tìm kiếm. Kết quả của việc thực hiện SEO là tăng thứ hạng website của bạn lên cao nhất trên các bộ máy tìm kiếm như Google, Yahoo, MSN,....
SEO có hai phương pháp kỹ thuật chính đó là on-page SEO và off-page SEO. Ngoài ra, SEO còn phụ thuộc vào nội dung của website, lượng truy cập website, lưu lượng truyền tải website, tốc độ load website,...
Tại sao lại cần SEO ? Tầm quan trọng và lợi ích của SEO?
Theo một số thống kê thì có đến hơn 80% số người dùng Internet sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google , Yahoo, LiveSearch. Mỗi ngày có hàng triệu người dùng web sử dụng các công cụ tìm kiếm (Search engines) để tìm những sản phẩm, dịch vụ và thông tin họ đang cần. Nhưng liệu với hàng tỷ website hiện đang tồn tại, làm sao khách hàng có thể tìm thấy website của bạn trước mà không phải của các đối thủ cạnh tranh ? Chính vì đa phần khách hàng đến một website đều thông qua các công cụ tìm kiếm, nên nếu như trang web của bạn có thứ hạng thấp thì đồng nghĩa với việc bạn đã đánh mất một lượng lớn khách hàng tiềm năng vào tay đối thủ cạnh tranh.
Không người dùng nào đủ kiên nhẫn xem quá 3 trang kết quả (mỗi trang hiển thị 10 kết quả) sau khi thực hiện tìm kiếm trên search engine. Nếu website doanh nghiệp của bạn không nằm trong top 30, khách hàng sẽ không hề biết website của bạn tồn tại. Thưc tế có tới 70% người dùng web chỉ xem trang thứ nhất của kết quả tìm kiếm. Vì thế, nếu trang web của bạn lọt vào trong top10 của kết quả tìm kiếm thì cơ hội được khách hàng viếng thăm là rất lớn. Tối ưu hóa máy tìm kiếm (Search engine optimization = SEO) chính là giải pháp cho vấn đề trên. SEO bao gồm các kĩ thuật nhằm giúp website đạt thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm. Kĩ thuật SEO của chúng tôi sẽ bảo đảm trang web của bạn luôn có thứ hạng cao (từ 10 trở lên) với những từ khóa quan trọng liên quan đến dịch vụ mà bạn muốn cung cấp đến khách hàng.
Ngày càng nhiều website được thành lập, website của bạn sẽ bị lãng quên hoặc "lu mờ" trước các đối thủ của bạn nếu bạn không thực hiện việc quảng bá website trên các bộ máy tìm kiếm. Website của bạn không có hiệu quả cao khi không có thứ hạng cao trên Google, Yahoo, hay Live Search khi tìm với các từ khóa tương ứng với dịch vụ, ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp của bạn cung cấp.
Tại sao cần quảng bá website (SEO) sau khi website được xây dựng xong?
Website của bạn sẽ trở thành một "Sale Staff" thầm lặng nếu website của bạn có mặt trong top 10 khi tìm với các từ khóa liên quan đến ngành nghề kinh doanh hoặc dịch vụ của bạn. Khi khách hàng tìm kiếm nhà cung cấp trên Google, Yahoo, MSN thấy website của bạn, có thể họ sẽ click vào website của bạn, nếu sản phẩm và dịch vụ của bạn thỏa mãn yêu cầu của khách hàng, họ sẽ liên hệ làm đối tác với bạn. Như vậy, có thể nói website là một trong những phương pháp tìm kiếm khách hàng mới, khách hàng tìm năng cho doanh nghiệp của bạn một cách hoàn hảo và nhanh chóng.
Ngày càng nhiều website được thành lập, website của bạn sẽ bị lãng quên hoặc "lu mờ" trước các đối thủ của bạn nếu bạn không thực hiện việc quảng bá website trên các bộ máy tìm kiếm. Website của bạn không có hiệu quả cao khi không có thứ hạng cao trên google, yahoo & msn khi tìm với các từ khóa tương ứng với dịch vụ, ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp của bạn cung cấp.
Sự khác nhau giữa SEO và quảng cáo?
Thực tế thì cả SEO và Google Adwords đều nhằm mục đích đưa trang web lên top của trang kết quả tìm kiếm. Dưới đây là một số so sánh giữa SEO và Google Adwords:
+ Chi phí: Nếu bạn sử dụng dịch vụ Google Adwords thì mỗi khi trang web của bạn được người dùng viếng thăm thông qua Google thì bạn sẽ phải trả một khoản tiền cho Google. Vì thế nên khi lượng người dùng truy cập vào trang web của bạn qua Google tăng lên thì cũng có nghĩa là chi phí bạn phải trả cho Google cũng tăng theo . Hiện nay, mức phí rẻ nhất mà bạn phải cho mỗi lần người dùng truy cập vào trang web của bạn qua Google là 1000VND/1 từ khóa. Nếu như mỗi tháng có 1000 người dùng truy cập vào trang web của bạn qua Google thông qua tìm kiếm 1 từ khóa thi bạn sẽ phải trả cho Google 1000,0000VND (một triệu) cho từ khóa đó, một mức phí không hề rẻ chút nào. Ngoài ra với những từ khóa được ưa chuộng thì khoản phí phải còn lớn hơn rất nhiều.
Khác với Google Adwords, mặc dù SEO cũng giúp trang web của bạn được lên top của trang tìm kiếm, tuy nhiên mức phí phải trả cho dịch vụ SEO thì luôn luôn cố định cho dù lượng người dùng truy cập vào trang web của bạn tăng lên khổng lồ. Kết luận : về mặt chi phí thì SEO có lợi hơn quảng cáo.
+ Uy tín của trang web: Theo một số nghiên cứu gần đây thì có đến hơn 70% người sử dụng web không chú ý đến các quảng cáo được hiện thị trên trang tìm kiếm của Google vì họ biết đó là các quảng cáo dùng tiền để được lên thứ hạng cao chứ không phải vì trang web có uy tín hoặc là nội dung của trang web hấp dẫn và có lượng người dùng lớn.
Với SEO thì trang web của bạn sẽ được hiển thị trên top của trang tìm kiếm chứ không phải trong khu vực quảng cáo của Google, và người dùng sẽ tin là trang web của bạn có uy tín với nội dung chứa dựng nhiều thông tin hữu ích. Khi đó trang web của bạn sẽ không lúc nào thiếu vắng bước chân của người dùng.
Kết luận: SEO mang lại uy tín cho trang web của bạn có hiệu quả hơn Google Adwords.
Thời gian để thu được hiệu quả?
Khi sử dụng dịch vụ Adwords của Google thì ngay lập tức trang web của bạn sẽ được hiển thị ở khu vực quảng cáo (thường là phía trên cùng hoặc là phía bên trái của trang kết quả tìm kiếm, thứ tự thì tùy thuộc vào phí dịch vụ trả cho Google).
Với SEO thì bạn sẽ phải kiên nhẫn chờ đợi trong thời gian khoảng 1 tháng. Trong một số trường hợp muốn quảng bá cho trang web của mình ngay lập tức (và có thể chỉ trong một thời gian nhất định) thì Google Adwords cũng là một lựa chọn không tồi.
Kết luân: Tùy thuộc vào một số trường hợp mà bạn có thể kết hợp dùng cả Google Adwords.
PR là gì ? Làm thế nào để biết được PR của website là bao nhiêu ?
PR là chữ viết tắt của Page Rank
Pagerank là thước đo của Google về độ tin cậy của website. Các website có độ tin cậy của Google càng cao thì PR cũng càng cao. PR được chia thành 11 mức độ từ 0 đến 10. Website có PR cao thường được Google ưu tiên về thứ hạng cũng như crawl và index. Để kiểm tra PR bạn có rất nhiều cách vì hiện nay có rất nhiều công cụ kiểm tra page rank. Bạn có thể kiểm tra PR khi cài đặt Google Toolbar lên trình duyệt mà bạn đang sử dụng.